GIỚI THIỆU VỀ GỐM SỨ VIỆT NAM VÀ CÁC LÀNG NGHỀ GỐM SỨ

Đất – một loại vô tri vô giác nhưng với bàn tay tài hoa cùng với óc sáng tạo của những nghệ nhân gốm sứ thì nó lại là khởi nguồn của nghệ thuật. Sau đây sứ sạch Thiên An sẽ giới thiệu về gốm sứ Việt Nam để các bạn cùng tìm hiểu.
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử hình thành lên đất nước Việt Nam ta qua các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn cùng với đó là sự hình thành của gốm sứ từ văn hóa Phùng Nguyên theo thời gian gốm sứ Việt Nam không ngừng phát triển hoàn thiện hơn. Không chỉ là những vật dụng hàng ngày như chum, vại, bát, đĩa… mà gốm sứ Việt Nam còn là các tác phẩm nghệ thuật như tranh gốm sứ, đèn trang trí…với đa dạng về chủng loại kích cỡ, màu sắc bắt mắt tính thẩm mỹ cao nên rất được ưa chuộng. Cùng với đó là sự gia đời của các làng nghề gốm sứ như làng gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Chu Đậu, gốm sứ Phù Lãng, gốm sứ Bầu Trúc…mỗi vùng mỗi làng nghề đều có những đặc điểm riêng để cho ra những sản phẩm gốm sứ mang thương hiệu riêng của làng.


Gốm Bát Tràng: làng nghề nổi tiếng từ thời Lý, Trần nằm ở tản ngạn sông Hồng. Nơi đây được biết đến là nơi cung cấp cống phẩm cho nhà Minh. Gốm Bát Tràng tồn tại cho đến nay gần 500 năm hình thành từ làng nghề Bồ Bát di cư đến và lập nghiệp đặt tên là Bát Tràng.
Sản phẩm chủ yếu của gốm Bát Tràng là bát, đĩa, chậu, ấm… với chất men dày sáng bóng đa dạng… Với bàn tay khéo léo cùng với óc sáng tạo của những nghệ nhân gốm Bát Tràng đã đưa gốm Bát Tràng không chỉ là thương hiệu nổi tiếng trong nước mà còn ra cả nước ngoài. Gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan, Bồ Đào Nha…


Gốm Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh nằm trên bờ sông Cầu, cùng với gốm Bát Tràng thì gốm Phù Lãng có từ rất lâu đời. Xương gốm Phù Lãng có màu hồng nhạt, khi nung ở nhiệt độ cao sẽ chuyển thành màu gan gà kết hợp với hai màu nâu vàng và nâu đen tạo thành men da lươn . Khác với gốm Bát Tràng có màu men đa dạng thì với Phù Lãng bằng sự tinh túy tài hoa của các nghệ nhân thì nó được đắp nổi theo hình thức chạm bong với màu men tự nhiên tạo lên sự dân dã mộc mạc của lớp men da lươn. Các nghệ nhân ở đây phải thật khéo léo, tỉ mỉ để vuốt và tao phôi gốm. Những sản phẩm chủ yếu của làng Phù Lãng như chum vại, ấm đất, ấm chén, lư hương…


Gốm Chu Đậu là loại gốm cổ truyền Việt Nam thuộc huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương xuất hiện từ thế kỉ XIII phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV-XVI nhưng đến thế kỷ XVII thì gốm Chu Đậu bị thất truyền. Với màu men ngọc đặc trưng của gốm Chu Đậu cùng với kĩ thuật cách chế tác loại men này đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cao vì thế mà gốm Chu Đậu không những nổi tiếng trong nước mà còn vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trở thành sản phẩm xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc…Sau nhiều năm bị lãng quên ngày nay gốm Chu Đậu đang được các nghệ nhân tâm huyết của làng khôi phục và phát triển được giới chuyên môn đánh giá rất cao bởi từ hình dáng đến chất men đều đẹp hoàn hảo lạ thường. Với màu men trắng hoa lam, men ngọc, men tam thái cùng với những họa tiết hoa văn đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam với những sản phẩm như các loại chậu hoa, bình hoa, tượng, bát mỹ nghệ…


Gốm Bầu Trúc là một trong hai làng nghề cổ nhất Đông Nam Á nổi tiếng với làng nghề gốm thủ công và nghệ thuật nung gốm độc đáo. Khác với các làng nghề khác sử dụng bàn xoay trong chế tác thì nghệ nhân gốm Bầu Trúc lại sử dụng hoàn toàn bằng tay vì vậy mà sản phẩm của làng không cái nào giống cái nào. Các hoa văn trang trí trên gốm Bầu Trúc chủ yếu là hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, hoa văn thực vật, …mộc mạc và gần gũi. Gốm Bầu Trúc không được nung bằng lò mà chất thành đống ủ rơm dạ thủ công sau đó các nghệ nhân tạo ra các màu như: vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám… Ngày nay gốm Bầu Trúc  vẫn giữ được cách làm truyền thống tuy nhiên cũng đã phát triển hơn, sản phẩm của làng như: nồi, lu, bình hoa, bình nước…

 

Như vậy trải qua hàng ngàn năm lịch sử gốm sứ Việt Nam không ngừng phát triển các sản phẩm gốm sứ cũng trở nên đa dạng và phong phú mẫu mã đẹp, màu sắc hài hòa, giúp cho người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn và sử dụng. 

Bạn đang xem: GIỚI THIỆU VỀ GỐM SỨ VIỆT NAM VÀ CÁC LÀNG NGHỀ GỐM SỨ
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THẾ GIỚI GỐM SỨ BÁT TRÀNG
THẾ GIỚI GỐM SỨ BÁT TRÀNG
0834 336 336
popup

Số lượng:

Tổng tiền: